Trò chuyện cùng “Mr. Tannoy”

HFVN – Khi niềm đam mê chơi và thưởng thức âm nhạc bị giới hạn bởi không gian và thời gian, bạn sẹ làm gì? Từ bỏ trong nuối tiếc, hay dành tất cả cho đam mê? Với “Mr.TANNOY” thì không cần phải bỏ hay vứt bỏ gì cả, bởi anh tìm được cách dung hòa điều tưởng như mâu thuẫn ấy. Chúng tôi xin được cùng bạn đọc tìm hiểu về những nét kỳ thú ở con người và phong cách chơi rất độc đáo này.

Mảnh khảnh và giản dị, đó là những dâú hiệu cho thấy “Mr. Tannoy” không giống “ông Tây” nào cả, và thêm mắt đen da vàng, thì anh là người Việt Nam chính gốc – anh Việt. Sở dĩ chúng tôi mạn phép gọi anh thân mật với cái tên có vẻ “Tây” kia là bởi, anh đang sỡ hữu những cặp loa và củ loa Tannoy vô cùng quý hiếm, thậm chí chiếc đầu đĩa than của anh cũng là… Tannoy – Micro Seiki. Bên cạnh đó, câu chuyện về “lịch sử” chơi loa Tannoy của anh cũng không kém phần thú vị, mà chúng tôi sẽ không thể bỏ quên dưới đây. Nhưng, sẽ là chưa đủ nếu không nói trước tiên về đôi Mini Westminster có một không hai mà anh Việt vừa mua được. Đó là cặp loa mà nhà sản xuất danh tiếng đặc chế và đặt tại phòng làm việc của vị giám đốc tiền nhiệm của Tannoy hiện nay, và bởi vậy mà không thể có đôi thứ hai. 1896, đó không phải là năm mốc cho sự kiện nào, mà là thứ tự cho vị khách thứ 1896 của Tannoy, đánh dấu cho sự thành công trong cuộc đấu giá cặp loa độc nêu trên.

Trước khi cấp bút cho bài viết này, chúng tôi được biết, anh Việt đã có một phòng nghe khá quy củ tại nhà riêng. Tuy nhiên, vì giới hạn không gian và công việc bận rộn, anh Việt đã chọn giải pháp: làm phòng nghe tại chính nơi làm việc. Và thế là một gian phòng tại công ty của anh đã được nhanh chóng “set-up” thành một không gian chỉ có thiết bị, thú chơi và niềm đam mê âm thanh. Đây cũng là nơi mà anh dành để đòn tiếp bạn hữu, và cho những phát giây thư thái.

Anh Việt sử dụng bộ nguồn điện MIT Z-Center để cung cấp điện sạch cho cả bộ dàn, bao gồm đầu CD transport Muse 9 – DAC Muse 192; ampli TACT 2150X tích hợp công nghệ Dynamic Room Correction; cùng đầu đĩa than và loa. Bộ preampli dùng đèn 845 đồ sộ của anh trông thật độc đáo, đó là sản phẩm tự chế của một người bạn trong TP. Hồ Chí Minh, với các linh kiện thuộc hàng quý hiếm như biến thế đầu vào và xuất âm của UTC, các bộ nóng NOS đời cổ… toàn bộ số linh kiện này cũng là quà tặng của một dân chơi hiện đang cư ngụ tận xứ California bên Mỹ mà anh Việt đã quen qua mạng. Anh sử dụng FIM Gold Series cho lựa chọn dây tín hiệu, và cũng vẫn FIM Gold Series, thêm MIT Oracle là dây nguồn. Dây loa là một sản phẩm có tiếng – Transparent Reference. Nói về loa điều khiến chúng tôi không ngần ngại gọi anh là “Mr. TANNOY”- bởi với thương hiệu Tannoy, anh Việt có vẻ còn hơn một khách hàng mua loa thuần túy. Từ trong căn phòng nhỏ phía sau, anh khệ nệ mang ra củ loa Tannoy Sliver huyền thoại sản xuất từ năm 1953 mà anh đã sưu tầm được trên eBay từ vài năm trước. “Tôi mua cặp này ở hai nước khác nhau, chiếc thứ nhất mua ở Mỹ và chiếc thứ hai tôi tìm mua được sau đó gần một năm ở Canada.

Vào thời điểm làm ra loa Silver thì số người nghe mono rất nhiều. Người chơi Tannoy Silver coi hai chiếc là “matched pair” nếu số serial của 2 chênh lệch nhau không quá 200, như vậy đôi này là “matched pair”- anh cười và nói. Hiện thời, anh đang dùng thiết kế Tannoy Autograph và nghe thay đổi giữa 3 củ loa Silver và Westminster Royal HE. “Không có giọng trung đặc biệt quyến rũ như củ Sliver nhưng Wastminster Royal HE cũng là một củ loa rất hay mang mang chất âm cân bằng, tinh tế và rõ nét của dòng Prestige đời mới cộng với độ “dẻo” của nam châm Alnico. Củ loa và phân tần này rất ít khi bán rời, đây là đôi đầu tiên tôi yhấy kể từ khi tham gia eBay – năm 2001”. Nếu nói về cả một “chặng đường” chơi loa Tannoy của anh, không thể không kể đến những cái tên nay đã là “một thời để nhớ” từ những cái tên nay đã là “một thời để nhớ” từ những đôi khởi điểm như Mercury M2, Lancaster Monitor Gold cho tới những đôi đầu bảng của dòng studio như Super Gold Monitor SGM3000…

Thêm một nét độc đáo trong phong cách chơi của anh Việt, đó là thị trường mà anh tìm đến: mạng eBay và Audiogon. Một người bạn có cùng đam mê âm thanh vốn làm việc trong ngành giao vận đã giúp anh đưa hàng về Việt Nam. Con đường dẫn an đến với cặp loa Tannoy quývà độc nhất trên thế giới cũng là như vậy. “Khi đọc đoạn quảng cáo: Đây là một cơ hội để bạn có thể nắm giữ một phần lịch sử của Tannoy – tôi đã quyết định phải mang bằng được đôi này về Việt Nam”. Chiến thắng trong những cuộc đấu giá qua mạng “ngốn” hết của anh những số tiền không nhỏ, đổi lại là niềm hân hoan và tự hào trên nụ cười rất hiền.

Chơi âm thanh, bản thân người chơi đã có sự phân chia thành những “tuýt”, mà tựu trung lại là ở cảm thụ “cảm tính” và cảm thụ “lý tính”. Thực chất, muốn tìm một ranh giới giữa cảm tính và lý tính là không dễ dàng. Ở anh Việt, chúng tôi nhận thấy tương quan lý tính mạnh hơn – là ở quan điểm và phong phú cách chơi: sự định hướng rõ ràng, và chủ kiến trong tiếp thu các trào lưu. “Nhưng việc mình chọn Tannoy chứ không phải dòng loa khác, thì đó lại là phần cảm tính” – anh khiêm tốn nói. Cốt lõi của vấn đề ở đây là, tùy vào sử thích dòng âm nhạc mà tìm đến thiết bị phù hợp. “Mình thích dòng nhạc classic, jazz, nên chọn Tannoy. Âm của Tannoy nhẹ nhàng và tinh tế, độ tương phản vừ phải, cao hơn một số đời ALTEC một chút, nhưng không cao như JBL hay B&W. Còn nếu thích rock chẳng hạn, thì chưa chắc Tannoy đã là lựa chọn hoàn hảo”, anh cho biết thêm. Quan điểm có chủ kiến trong phong cách chơi đem lại cho anh Việt nhiều kinh nghiệm quý báu, nhưng không phải là không có “học phí”. “Học phí cao nhất mà mình đã từng phải trả cho một bộ dây loa mua qua mạng , khoảng 2.000USD”- anh cười nói.

Cần phải nói ythêm về chiếc ampli, bởi khi mà phòng nghe chưa được trang bị tiêu âm, tán âm kỹ lưỡng, mà âm thanh không bị vang, dội và rất cân bằng. “Đó là nhờ ampli TACT đã được trang bị công nghệ Dynamic Room Correction”, anh Việt tiết lộ. “Ngay từ khi mình còn dùng phòng nghe tại nhà, dù loa rất to, căn phòng chỉ rộng khoảng 14m2 mà âm thanh vẫn cân bằng, không gian vững vàng, phần lớn nhờ vào Room Correction”.

Được hỏi vể dự kiến trong tương lai, anh cho biết: “Khó khăn lớn nhất của mình là thời gian. Trong tương lai, mong muốn của mình là đầu tư thật quy củ cho hệ thống đĩa than”. Còn trong tương lai gần, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu được bạn đọc trở lại với nhân vật này để thưởng thức chất lượng âm thanh từ hệ thống của anh với sự hỗ trợ của bộ nguồn diện mới nhất của hãng PS Audio: Power Plan Premier, dây loa Audio quest Everest, dây tín hiệu Nordost Vahalla “niềm ao ước” mà anh đang rất tâm đắc đang trên dường về Việt Nam. Và, vẫn theo “truyền thống”, những thiết bị này cũng là kết quả của nhiều đêm thức trắng bid hàng trên mạng eBay.

Minh Tường – Nghe Nhìn Việt Nam

Nguồn tham khảo: HFVN – http://www.hifivietnam.vn/vi/tay-choi/tro-chuyen-cung-mr-tannoy/

Leave a Reply